This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Hỗ trợ điều trị táo bón - Diếp cá vương

Táo bón là hiện tượng ruột co bóp kém hoặc không đủ mạnh để bài tiết phân ra ngoài. Khi bị táo bón, phân thường cứng và khô. Nguyên nhân chính dẫn đến chứng táo bón chủ yếu là chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý.

1. Bị táo bón nên ăn gì ?


a. Phải uống đủ nước mỗi ngày


- Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít (40ml/kg cân nặng, ví dụ cân nặng 50kg thì cần 2 lít nước/ngày), trong đó gồm nước có trong thức ăn (trong cơm, thức ăn, canh, trái cây...) và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả...).
 - Mỗi sáng khi thức dạy ta nên uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống 6-8 cốc nước ở các dạng khác nhau. Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.


b. Tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ


Chữa táo bón  bằng cách ăn một số loại rau xanh: rau lang, rau dền, rau mồng tơi, rau đay, rau má... rất tốt cho hệ tiêu hóa, đi vệ sinh được dễ dàng hơn.
- Một số loại hoa quả giúp kích thích tiêu hóa như táo, lê, mận, đào, đu đủ, chuối, trái cây khô, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức... Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân – kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện.  Cám gạo cũng rất tốt cho những người bị táo bón, 1 - 2 thìa cà phê/bữa, cho lẫn vào cơm, cháo hoặc pha với nước sôi.
- Ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4-5 bữa/ngày). Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.

2. Bị táo bón nên ăn kiêng gì ?


- Không nên ăn các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền...), không ăn đồ cay nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay.
- Không nên ăn các loại thức ăn chiên như gà chiên và cá chiên… cực kỳ nhiều chất béo, rất không tốt cho động mạch, hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, các món ăn nhanh thường đơn giản không mang tính đa dạng thực phẩm, thiếu chất xơ và chứa nhiều chất bảo quản có hại cho sức khỏe.
- Hạn chế uống rượu bia, cà phê, nước chè,hút thuốc. 
Để phòng và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả, bạn nên sử dụng Thực phẩm chức năng Diếp cá vương hằng ngày.

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian cùng Diếp Cá Vương .

Trĩ là căn bệnh thầm kín gây nên tình trạng phình tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn. Bạn có nghĩ rằng có thể tự chữa bệnh trĩ tại nhà được không? Nếu được thì nên lựa chọn phương pháp nào? 

Có rất nhiều cách chữa trị trĩ nhưng cách chữa bệnh tại nhà được nhiều người lựa chọn vì nó giúp người bệnh tránh được tâm lý e ngại đối với căn bệnh khó nói này. Khi trĩ mới bắt đầu khởi phát hoặc còn ở giai đoạn nhẹ thì bạn  vẫn có thể chữa trị tại nhà vẫn cho hiệu quả mà không cần đến sự can thiệp quá nhiều của thuốc Tây y hay phẫu thuật . Chỉ bằng những hành động đơn giản là giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn thoáng mát sạch sẽ , chườm đá lạnh vào hậu môn hay tránh mang vác vật nặng... bạn cũng có thể đầy lùi đáng kể tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh những hành động thiết thực trên bạn cũng có thể áp dụng một vài bài thuốc chữa bệnh trĩ từ dân gian để làm co búi trĩ như xông lá diếp cá hay đắp nước từ lá thiên lý non đều cho hiệu quả tốt lắm nhé.



CHỮA BỆNH TRĨ TẠI NHÀ HIỆU QUẢ


1. Những việc bạn nên làm để đẩy lùi bệnh trĩ và ngăn ngừa nó tái phát

- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đại tiện xong. Tốt nhất bạn không chỉ dùng giấy lau mà nên rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm. Không nên dùng xà phòng có chứa chất thơm hoặc thuốc nhuộm để rửa hậu môn.Để làm sạch vùng hậu môn bạn nên nhẹ nhàng rửa chứ không được chà mạnh gây kích ứng vùng hậu môn và các búi trĩ làm cho nó bị sưng lên. Biện pháp này giúp tránh làm cho bệnh trĩ nội và trĩ ngoại thêm tồi tệ hơn.


- Khi bệnh trĩ gây ngứa và đau đớn bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

+ Tắm ngồi trong bồn khoảng 15 phút với nước ấm, nhất là sau khi đi cầu để máu được lưu thông tốt tới các tĩnh mạch trĩ.
+ Chườm đá vào vùng hậu môn đề giúp giảm đau và sưng tấy hậu môn, mỗi lần thực hiện khoảng 10 phút. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày và sau mỗi lần chườm đá thì nên đắp khăn ấm lên vùng hậu môn .
+ Sử dụng thêm một số loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để làm giảm cơn đau và sưng tấy của búi trĩ.


- Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi tại giường bạn nên nằm nghiêng hoặc nằm sấp và kê 1 cái gối dưới hông giúp làm giảm áp lực cho các tĩnh mạch trĩ và giúp giảm sưng tấy. Nếu là thai phụ thì bạn nên nằm nghiêng  để lưu thông máu tốt.

- Mặc quần thoáng mát rộng rãi để tránh đáy quần cọ vào vùng hậu môn và búi trĩ

- Không mang vác vật nặng hoăc ngồi lâu 1 chỗ sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ.

- Tránh ăn những thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, tiêu...



Những thói quen dễ gây bệnh trĩ ở phụ nữ 2

Các loại gia vị cay làm tắc nghẽn xoang hậu môn, gây trĩ 

2. Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ

Ngoài những việc làm trên thì bạn có thể tự điều trị bệnh trĩ bằng một số bài thuốc dân gian dưới đây: 

- Chữa bệnh bằng lá dấp cá:

Lá diếp cá có công dụng rất tốt với người mắc trĩ. Bạn có thể sử dụng lá diếp cá để xông hay đắp búi trĩ đều tốt.
+ Cách 1: Lá diếp cá rửa sạch ,giã nát. Sau khi rửa sạch búi trĩ bằng nước muối pha loãng thì đắp bã rau diếp cá vào búi trĩ và băng lại.
 + Cách 2: Ngoài cách trên thì bạn có thể nấu nước lá diếp cá và xông búi trĩ khi nước còn nóng, để đến khi nước nguội thì dùng nước này rửa sạch lại búi trĩ. 

Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý non:

Lá thiên lý non 100g đem gĩa nhỏ với 10g muối ăn. Bạn cho thêm 300ml nước lọc vào hỗn hợp trên, khuấy đều và lọc qua miếng vải mùng. Dùng nước này rửa búi trĩ hoặc thấm vào 1 cái bông gạc và băng vào búi trĩ. Mỗi ngày bạn có thể làm 1-2 lần. Sau vài ngày sẽ cho kết quả tốt.

- Chữa bệnh trĩ bằng các bộ phận của cây sung:

+ 1-2 quả sung nấu lên hoặc ăn sống lúc bụng đói ngày 2 lần . Bạn có thể tăng gấp đôi liều lượng nếu bệnh nặng. Kết hợp biện pháp này với biện pháp bôi nhựa sung vào búi trĩ
+ Dùng lá sung nấu lấy nước và ngâm búi trĩ vào khi nước còn ấm. Sau đó rửa sạch lại và lau khô
Biện pháp này giúp tiêu thũng, giảm đau, thích hợp cho bệnh nhân trĩ bị sưng đau và ra máu.

Trên đây tôi đã chia sẻ với các bạn những cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả.Ngoài ra, để phòng chống và cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh trĩ, bạn nên kết hợp thêm TPCN Diếp cá vương cùng chế độ ăn uống , nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày.Và vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị nếu bạn biết cách và không chần chừ để tình trạng bệnh nặng thêm. 


Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Chữa trĩ bằng lá bỏng hiệu quả không?

Một số bài thuốc dân gian thực sự có tác dụng trong việc điều trị bệnh trĩ mà dân gian lưu truyền cho đến ngày nay, trong đó có thể kể đến lá bỏng. Tính mát, lành, vì vậy lá bỏng được sử dụng để chữa trị rất nhiều bệnh về da.
Sau đây, Diếp Cá Vương sẽ giới thiêu bài sưu tầm về cách chữa trĩ bằng lá bỏng để các bạn tham khảo.
Lá bỏng chữa trĩ bài thuốc dân gian tương truyền
Chữa trĩ bằng lá bỏng hiệu quả không?
Lá bỏng chữa trĩ hiệu quả
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ rất đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu nghiệm. Ngày xưa khi công nghệ y học chưa phát triển việc chữa trị bệnh trĩ chủ yếu là bằng Đông y, các bài thuốc lá, thảo mộc đơn giản là có thể trị được mọi loại bệnh thông thường một cách an toàn . Ngoài lá sung, lá diếp cá, đu đủ xanh thì cây lá bỏng cũng được xem như 1 loại thần dược không chỉ chữa được nhiều bệnh mà ngay cả bệnh trĩ nó cũng có thể điều trị dễ dàng chỉ sau một thời gian sử dụng. Với tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc và giúp làm lành vết thương cây lá bỏng là một bài thuốc không thể bỏ qua khi bạn muốn trị bệnh trĩ.
Chữa trĩ bằng lá bỏng hiệu quả không?
Bạn có thể sử dụng lá bỏng điều trị bệnh trĩ nội hay trị chứng đại tiện ra máu rất hiệu quả. Cách sử dụng lá bỏng cũng rất đơn giản, bạn có thể ăn lá tươi , hoặc giã lấy nước rửa hoặc sắc nước uống và xông đều được.
Trị bệnh trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.
Chữa trĩ bằng lá bỏng hiệu quả không?
Gặp bác sĩ để được tư vấn

Trị bệnh trĩ nội: Rửa sạch hậu môn bằng nước muối. Lá bỏng rửa sạch, giã nát , vắt bớt nước và đắp vào hậu môn, dùng miếng gạc băng vào. Mỗi ngày làm 3 lần với liều lượng sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Sử dụng liên tục trong 20 - 45 ngày là khỏi.
Trị chứng đại tiện ra máu : Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Tuy nhiên, với phương thuốc chữa trĩ bằng lá bỏng chỉ có tác dụng với thời điểm trước kia khi y khoa chưa phát triển. Còn với ngày nay, sự tiến bộ của y khoa và những kỹ thuật công nghệ thì đây là bài thuốc rất ít tác dụng, không đảm bảo tính ưu việt và không thể hạn chế sự tái phát trở lại của bệnh. Việc điều trị tối ưu nhất vẫn thiên về công nghệ kỹ thuật và sử dụng những thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị táo bón, cải thiện triệu chứng của trĩ như Diếp Cá Vương để có được những hiệu quả tốt nhất.

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh trĩ cùng Diếp Cá Vương !

Bệnh trĩ, trong dân gian thường gọi là bệnh lòi dom, được hình thành do sự phình tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Bệnh ít khi làm ảnh hưởng tới tính mạng của con người nhưng gây rối loạn mọi sinh hoạt, vận động và ảnh hưởng xấu đến tinh thần của người bệnh. Những bài thuốc trị bệnh trĩ dễ tìm sau đây sẽ rất có ích cho nhiều người mắc căn bệnh này.
Các phương thuốc trị bệnh trĩ phổ biến
Tác dụng của các bài thuốc trị bệnh trĩ theo hình thức uống là giúp trị dứt các triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, hoặc có tác dụng điều trị dài lâu, giúp ngừa bệnh trĩ tái phát.
- Bài thuốc Hòe hoa tán gồm có: hoa hòe sao đen (10g), lá trắc bá sao đen (10g), chỉ xác sao (10g), và hoa kinh giới sao đen (10g). Tất cả đem rửa sạch, sau đó phơi sấy khô, tán nhuyễn và rây lấy bột mịn, rồi cho vào lọ và bảo quản sạch sẽ. Nên chia thành từng gói nhỏ với trọng lượng mỗi gói 10g, ngày uống 2 lần, mỗi lần một gói. Uống với nước đun sôi để nguội trước bữa ăn 30 phút hoặc có thể dùng khẩn cấp nếu búi trĩ đang chảy máu.
- Bài thuốc Tứ sinh thang bao gồm: lá sen tươi, lá trắc bá tươi, lá ngãi cứu tươi và sinh địa hoàng tươi. Tất cả cũng chia theo lượng bằng nhau trong khoảng từ 30 đến 40g mỗi vị. Đem đi rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước để uống hoặc có thể làm thành thang sắc uống. Bệnh nhân uống trước bữa ăn từ 30 đến 60 phút.
Thuốc trị bệnh trĩ theo dạng uống rất dễ mua từ các hiệu thuốc Nam
Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng biện pháp xông hơi
Lá sung, lá lốt, cúc tần, ngải cứu mỗi thứ một nắm đem đi thái nhỏ cùng với một củ nghệ vừa. Bạn hãy đun hỗn hợp này lên trong nồi nước cho đến khi sôi, rồi đổ thêm một chén nước bồ kết thật đặc. Nên nhớ phải đậy vung thật kín và chỉ đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút, sau đó bạn đổ cả nước lẫn bã thuốc vào bô. Ngồi lên bô để xông từ 15 đến 20 phút cho đến khi nước nguội bớt, lúc này người bện có thể ngồi ngâm hậu môn trực tiếp xuống nước thêm 15 phút nữa. Tiếp tục dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô ráo phần hậu môn rồi đi nằm nghỉ. Áp dụng liên tục trong 1 đến 2 tuần là khỏi bệnh.
Nếu không có các loại dược liệu trên, một số loại thảo dược khác cũng có thể được kết hợp làm thuốc trị bệnh trĩdạng xông như: lá sung, lá ngải cứu, cúc tần, bỏ cong, nghệ, cộng thêm một chén nước bồ kết đặc. Nên lưu ý là người bệnh tuyệt đối không được dùng bã của nước xông chà xát vào hậu môn cũng như không được uống nước nấu từ nồi xông đó.
Bệnh nhân không được uống nước từ các vị thuốc chỉ dành cho xông hơi
Bài thuốc trị bệnh trĩ đã trở nặng
- Nếu bệnh trĩ có ra máu: hãy lấy vỏ quả ấu sấy khô đem đốt tồn tính sau đó tán bột mịn rồi bạn trộn đều lên với một ít dầu mè để bôi lên vị trí trĩ theo liều lượng mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.
- Trường hợp trĩ ra máu quá nhiều thì cần thêm: Vỏ quả ấu 60g, trắc bá diệp (sao đen) 8g, hoa hoè (sao) 8g, cỏ mực 8g, gương sen (sao) 8g, tất cả đem sắc với khoảng 750ml nước, đến khi chỉ còn lại 300ml thì chia thành 2 lần uống trước mỗi bữa ăn.
Các bài thuốc dành cho bệnh trĩ trở nặng có dược tính khá cao nên bệnh nhân cần cân nhắc
Trên đây là một số bài thuốc trị bệnh trĩ với các dược phẩm thiên nhiên khá phổ biến ở khắp cả nước ta. Người bệnh có thể tham khảo để tự tìm ra bài thuốc và thậm chí kết hợp nhiều cách thức để đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu.
DIẾP CÁ VƯƠNG với công thức có chứa nhiều thành phần hữu ích như cao diếp cá, hồng nhự, yến bạch, nghệ.... có tác dụng chủ yếu trong việc chống tình trạng giãn tĩnh mạch trĩ, giúp cho thành mạch dẻo và đàn hồi tốt để ngăn ngừa triệu chứng giãn tĩnh mạch và tăng cường sức bền thành mạch khi chúng bị lỏng, giúp co búi trĩ và chống viêm hiệu quả . DIẾP CÁ VƯƠNG có công dụng : Hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh trĩ ( bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp ), hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón. Ngăn ngừa tái phát trĩ sau phẫu thuật.

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Tại sao ngồi quá lâu lại khiến bạn mắc bệnh trĩ nội?

Ngồi nhiều, ngồi quá lâu một chỗ là “bệnh”của dân văn phòng. Ngồi nhiều dẫn đến một số bệnh về thận, tim mạch, trĩ tuệ, giảm tuổi thọ đặc biệt ngồi nhiều khiến dân văn phòng là đối tượng mắc bệnh trĩ nội nhiều hơn những đối tượng bình thường khác.

Tại sao ngồi quá lâu lại khiến bạn mắc bệnh trĩ nội?

Theo các chuyên gia trĩ hậu môn trực tràng thì ngồi quá lâu một chỗ khiến bạn dễ mắc bệnh trĩ do:
Tại sao ngồi quá lâu lại khiến bạn mắc bệnh trĩ nội?
Ngồi làm việc quá lâu căng thẳng khiến bạn dễ mắc bệnh trĩ
1. Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả
Ngồi lâu, cơ thể thiếu vận động, sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm, cứ thế lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, ăn uống kém ngon, hay bị chứng đầu hơi, chướng bụng, khó tiêu, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể hạn chế làm cho sức khỏe ngày càng suy yếu.
2. Dễ gây táo bón
Ngồi lâu, việc nhịn đại tiện, uống ít nước khiến bạn dễ bị táo bón từ đó gây nên nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra máu cùng với việc ngồi lâu kết hợp là điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh trĩ nội phát triển.
3. Gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu
Khi bạn ngồi liên tục một chỗ, ít vận động khiến quá trình lưu thông máu trong cơ thể bạn sẽ bị ảnh hưởng và khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng chậu và vùng chi dưới. Khi đó dễ dẫn đến tình trạng phù nề tay chân, hay chóng váng do máu lưu thông lên não kém. Việc tích tụ máu hay không lưu thông máu cho dường ruột khiến khả năng tạo thành các búi trĩ là rất cao.
Tại sao ngồi quá lâu lại khiến bạn mắc bệnh trĩ nội?
Vận động cho dân văn phòng
4. Stress
Ngồi lâu một chỗ kéo dài khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém nhịp nhàng, gây rối loạn sinh học, thần kinh căng thẳng, làm giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng, ngủ chập chờn, không sâu giấc, rất mệt mỏi. Stress cũng là một yếu tố đưa bạn đến gần với bệnh trĩ hơn.
Tất cả hậu quả trên khiến bạn mắc bệnh trĩ nội từ việc ngồi quá lâu một chỗ trong thời gian làm việc của dân công sở, ở một số bạn trẻ có thói quen chơi game hay xem phim cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội khá cao. Vì vậy, mỗi ngày nên vận động ít nhất 30 phút để thư giãn, tránh ngồi quá lâu một chỗ trong thời gian dài, mà nên đổi tử thế và vận động một chút sẽ khiến máu lưu thông và tiêu hóa tốt hơn,ngoài ra bạn nên kết hợp với Thực phẩm chức năng Diếp cá vương để giúp tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Cùng Diếp Cá Vương tổng hợp những công dụng từ '' diếp cá''.

Rau diếp cá dân gian vẫn gọi với những tên gọi phổ biến như diếp cá, giấp cá hay ngư tinh thảo. Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.

Chia sẻ trên tờ VnMedia, PGS. TS. Dương Trọng Hiếu, Phòng khám Đông Phương y quán, Hà Nội cho biết, theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng diếp cá:

1. Hỗ trợ điều trị sỏi thận


20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang. Mỗi liệu trình trị liệu 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, 2 tháng một liệu trình, mỗi một liệu trình cách nhau 7 ngày.

2. Trị mụn nhọt sưng đỏ (chưa có mủ)
12g diếp cá, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn nhọt rồi băng lại. Ngày thực hiện 2 lần. Làm trong 3 ngày, mụn nhọt sẽ đỡ sưng đau nhanh chóng. Trị vú sưng đau do tắc sữa: 25g diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 3 - 5 ngày.

3. Chữa táo bón

10g diếp cá đã sao khô, hãm với nước sôi khoảng 10  phút, uống thay trà hàng ngày. 10 ngày một liệu trình. Lưu ý: Trong thời gian điều trị không được sử dụng các loại thuốc khác.

4. Trị chứng đái buốt, đái dắt
20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày

5. Chữa sốt nóng trẻ em
20g diếp cá, rửa sạch, giã nát lấy nước bỏ bã. Ngày uống 2 lần, dùng đến khi hết sốt. Hoặc 15g diếp cá, 12g lá hương trà loại nhỏ, rửa sạch, nấu nước uống. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Dùng đến khi hết triệu chứng sốt.

6. Chữa đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh
35g diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt sưng đau khi đi ngủ. Thực hiện trong 3-5 ngày.

7. Trị bệnh trĩ

Hàng ngày ăn rau diếp cá, dùng diếp cá nấu nước để xông, đắp tại chỗ.

8. Viêm đường tiết niệu
Rau dấp cá 30g, xa tiền thảo 20g, rau má 30g, râu ngô 24g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

9. Trĩ bị sưng đau, chảy máu

Lá dấp cá và lá hòe mỗi thứ 40g. Giã nhỏ hai thứ đắp tại chỗ băng lại. Cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ. Đồng thời dùng bài thuốc uống trong gồm: rau dấp cá tươi 30g, cỏ mực 20g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, phòng sâm 12g, đương quy 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

10. Ho kéo dài do phế nhiệt

Rau dấp cá 30g, tang diệp 24g, lá đinh lăng 24g, lá xương sông 24g, rau má 30g, xa tiền thảo 24g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

11. Áp-xe vú, sưng đau, người phát sốt

Rau dấp cá 30g, lá đinh lăng 30g, quả ké (sao) 12g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, kinh giới 12g, hoàng kỳ 12g, mộc thông 12g, chỉ xác 10g, bồ công anh 20g, cam thảo 16g. Sắc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Đồng thời cho dùng bài thuốc đắp ngoài như sau: rau dấp cá 50g, lá mã đề 40g, lá chanh non 30g. Ba thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại.

Thổi bay mụn bằng mặt nạ diếp cá !

Rau diếp cá có tác dụng chống nhiễm khuẩn rất tốt, vì vậy mặt nạ làm từ rau diếp cá mang lại công dụng tuyệt vời trong việc điều trị mụn và trứng cá. Hãy cùng khám phá hiệu quả trị mụn bất ngờ của rau diếp cá nhé!
Nước rau diếp cá rất mát, bạn có thể uống để trị mụn từ bên trong và kết hợp với đắp ngoài để đem lại hiệu quả tuyệt vời hơn nhé. Dưới đây là một số loại mặt nạ từ rau diếp cá kết hợp với 1 số thành phần từ tự nhiên khác.

Rau diếp cá có công dụng tuyệt vời trong điều trị mụn và trứng cá
Rau diếp cá có công dụng tuyệt vời trong điều trị mụn và trứng cá
Nước rau diếp cá nguyên chất
Đập dập lá rồi vắt lấy nước. Dùng miếng bông gòn thấm nước diếp cá rồi thoa nhẹ nhàng lên mặt, lên cổ và tay. Để 15 phút rồi rửa lại. Lúc đó da rất sạch, mịn và mát.

Kết hợp uống nước diếp cá và đắp mặt nạ để đem lại hiệu quả trị mụn tuyệt vời
Kết hợp uống nước diếp cá và đắp mặt nạ để đem lại hiệu quả trị mụn tuyệt vời
Chỉ riêng nước rau diếp cá nếu bạn sử dụng đều đặn hàng ngày cũng sẽ làm biến mất những vết mụn đáng ghét bởi trong nước rau diếp cá có chất kháng khuẩn rất tốt cho da.
Mặt nạ diếp cá, muối
Mặt nạ rau diếp cá và muối rất tốt cho da dầu, giúp kiểm soát độ nhờn và giảm tình trạng tiết nhờn trên da mặt.

Thêm chút muối vào nước diếp cá để tăng hiệu quả trị mụn
Thêm chút muối vào nước diếp cá để tăng hiệu quả trị mụn
Dã nát rau diếp cá, cho thêm chút muối hạt vào trộn đều cho tan muối rồi bôi lên mặt. Muối làm da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn đặc biệt là vùng chữ T. Ngoài ra, muối và nước rau diếp cá đều có tính sát khuẩn, giúp da thài độc tố, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả.
Mặt nạ diếp cá, lô hội
Chất kháng khuẩn có trong diếp cá sẽ làm các nốt mụn giảm sưng tấy và khô xẹp lại. Bên cạnh đó gel lô hội giúp tái tạo da, nhanh hết mụn, làm se lỗ chân lông và mờ vết thâm do mụn để lại.

Đắp mặt nạ diếp cá vào mỗi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất
Đắp mặt nạ diếp cá vào mỗi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất
Kết hợp lá diếp cá và lô hội bạn sẽ được loại mặt nạ trị mụn tự nhiên hữu hiệu không hề thua kém các loại thuốc đắt tiền.
Hãy lấy nước cốt diếp cá trộn đều với phần thịt lô hội tươi để được loại mặt nạ dịu mát, lành tính và trị mụn hiệu quả.
Mặt nạ diếp cá, mật ong
Lấy nước diếp cá và mật ong trộn với nhau theo tỉ lệ 1:1, trước khi đi ngủ bôi hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Mật ong giúp da dưỡng ẩm, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm giảm vết mụn sưng tấy, giúp da sáng và mịn màng hơn. Khi dùng chung với diếp cá, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và căng mịn.
Không những mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho làn da, diếp cá còn được mệnh danh là ''thần dược '' chữa bệnh trĩ, sử dụng diếp cá hằng ngày, ngoài một làn da sáng mịn, cũng là cách mà bạn đang tự chăm sóc sức khỏe cho riêng mình.
Ngoài việc sử dụng mặt nạ, bạn còn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng Diếp Cá Vương giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc một cách hiệu quả.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Chế độ ăn uống kiêng kị cho người bị Trĩ !

Người bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì? Câu hỏi này được các bác sỹ chuyên khoa phòng khám chất lượng cao Khương Trung cho biết: Trong quá trình điều trị bệnh trĩ, tốt nhất nên kết hợp với chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt phù hợp. Việc có chế độ ăn uống phù hợp rất có lợi trong quá trình điều trị trĩ, hạn chế sự phát triển của bệnh. Ngược lại, chế độ ăn uống cho bệnh nhân trĩ không hợp lý sẽ làm gia tăng các triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số loạn thực phẩm các bác sỹ khuyên bạn nên và không nên sử dụng trong quá trình điều trị bệnh trĩ.
                                    Thực phẩm tốt cho bệnh nhân trĩ :

- Uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Điều này giúp phân mềm hơn, đại tiện dễ dàng hơn.

- Sử dụng những thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, chuối, củ khoai lang.

- Thực phẩm có tính mát: Dưa chuột, mướp đắng, dưa hấu, củ sen, măng, rau diếp, rau muống, cà tím, mướp, thịt vịt...

- Đậu đỏ: sắc với cây bạch chỉ có thể chữa trị đựơc chứng đại tiện ra máu, sưng đau. Nếu nấu cùng gạo cũng có tác dụng tốt, làm mát, phòng tránh bệnh trĩ

- Mè đen: dùng lâu có tác dụng nhuận tràng, giảm được đại tiện ra máu.

- Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.

- Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ lòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.

- Măng: có nhiểu vitamin, tác dụng nhuận tràng.

- Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.

Người bệnh trĩ  không nên ăn gì?



 Người bệnh trĩ không nên ăn ớt

Những thực phẩm mà người bệnh trĩ không nên ăn

 - Ớt và hạt tiêu

- Gừng tươi: đây là loại gia vị thường xuyên được sử dụng tuy nhiên gừng có tính nóng vì vậy người bị trĩ không nên ăn.

- Mù tạt: còn được gọi là Brassica juncea, có tính cay, ấm

- Rượu: Dù là người mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại thì đều không nên sử dụng những loại đồ uống có cồn đặc biệt là những loại rượu mạnh.

- Thịt gà lôi: theo kinh nghiệm dân gian thì loại thịt này có rất nhiều chất béo vì vậy không nên ăn.

Việc kết hợp chế độ dinh dưỡng, và sử dụng Thực phẩm chức năng Diếp cá vương trong quá trình điều trị bệnh trĩ là cần thiết. 

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Bệnh trĩ nội là gì ?

Bệnh trĩ nội là một bệnh lý hậu môn trực tràng thường gặp, hiện nay khá nhiều bệnh nhân chủ động tìm hiểu, đặc biệt là các biểu hiện của trĩ nội. Vậy bệnh trĩ nội là gì, nguyên nhân, biểu hiện ra sao, cách chữa bệnh này như thế nào? Đây là những vấn đề mà bạn nên tìm hiểu để có cách phòng bệnh cho mình.
benh-tri-noi-la-gi
Bệnh trĩ nội là gì?
Trĩ nội nằm ở đoạn cuối niêm mạc trực tràng ở phía trên vùng lược, phía bên ngoài bị niêm mạc trực tràng che phủ, về hình trạng có 3 loại: Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập, Trĩ nội do mạch máu bị phù và Trĩ nội do xơ hóa, bình thường trĩ nội ẩn kín trong hậu môn, khi đi đại tiện lòi ra mới lộ rõ. Trĩ nội bình thường có thể lòi ra thụt vào lại trong hậu môn, nếu bị nặng mới không thể thụt vào được, thường có triệu chứng ra máu khi đi đại tiện
Các loại trĩ nội
Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập: Do túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc phình giãn tạo thành Trĩ nằm ở phía trên vùng lược đầu cuối niêm mạc trực tràng, rất mềm và có màu đỏ, dễ chảy máu.
Trĩ nội do mạch máu phù: Trĩ màu đỏ tươi, mềm và bị sa xuống, bề mặt có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp không bằng phẳng, rất dễ chảy máu.
Trĩ nội do xơ hóa: Do trĩ bị tổn thương nhiều lần (như bị phân cọ xát) gây ra viêm, làm mô sợi bị tăng sinh tạo thành, cứng và dễ bị lòi ra, màu trắng, khó bị chảy máu.
Trĩ nội gồm có 4 độ: 1, 2, 3 và 4.
Với trĩ nội độ 1 chỉ có triệu chứng đi cầu ra máu đỏ tươi và không bị sa búi trĩ ra ngoài; trĩ nội độ 2 có triệu chứng chảy máu khi đi cầu và sa búi trĩ ra ngoài nhưng sau khi đi xong búi trĩ tự tụt vào; trĩ nội độ 3 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, khi đi cầu xong không tự tụt vào và phải dùng tay đẩy vào; trĩ nội độ 4 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu và không thể đẩy búi trĩ tụt vào được. Bị nóng và đau rát sau đi cầu kéo dài khoảng 1 tiếng thì có thể bạn bị nứt hậu môn – có triệu chứng chảy máu khi đi cầu kèm theo là đau rát nóng kéo dài sau đó.
Điều trị trĩ nội:
Vẫn còn rất nhiều người đã mắc trĩ nội hoặc đang tiềm ẩn bệnh trĩ nội mà không hề biết. Đó là một tình trạng phổ biến, có một số biện pháp khắc phục hiệu quả vấn đề này. Nhiều người đã sử dụng các biện pháp như thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng kem bôi, và một số các dược phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để có những can thiệp phẫu thuật để loại bỏ trĩ.
Một trong những phương pháp phổ biến nhất điều trị trĩ nội là  tăng cường chất xơ và nước trong chế độ ăn. Những người bị bệnh trĩ  đều không cung cấp lượng chất xơ vừa đủ cho cơ thể. Điều này dẫn đến, phân rất khô và cứng, đại tiện khó khăn và táo bón lý do phổ biến  làm thành một vòng luẩn quẩn, trĩ càng nặng  hơn. Để  nhận đủ chất xơ, cần phải có ít nhất 5-6 bữa trái cây và rau củ trong một ngày. Cung cần uống thêm  khoảng 8- 10 ly nước một ngày để đảm bảo mỗi ngày cơ thể được cung cấp 1,5l – 2l nước. Cũng cần tránh thực phẩm nhiều gia vị và dầu bao gồm cả các loại thực phẩm như ngũ cốc, đó cũng là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể.
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, lời khuyên cho những người đã, đang và có khả năng mắc trĩ là tập thể dục đều đặn một ngày ít nhất 30 phút, kèm theo sử dụng thêm Thực phẩm chức năng Diếp Cá Vương để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách tốt nhất.http://gianhangvn.com/thaoduoctoanthu/diep-ca-vuong-2spct294485.html
Có thể sử dụng các loại kem bôi, thuốc giảm đau như acetaminophen để điều trị các cơn đau liên quan tới trĩ. Cũng có nhiều các dòng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, có tác dụng giảm khó chịu, ngứa rát cho người bệnh trĩ.
Ngoài ra, tắm nước ấm, xông hơi cũng được khuyến cáo cho những người bệnh trĩ. Ngâm nước ấm 15 phút sau mỗi lần đi đại tiện hoặc 2-3 lần  mỗi ngày giúp giảm đau hiệu quả.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể can thiệp bằng thủ thuật bằng các biện pháp dây thắt, đốt bằng tia laser..... hoặc phẫu thuật morrhoidectomy có thể loại bỏ 95% bệnh trĩ .
Như vậy có thể thấy bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi nên bạn không cần lo lắng. Để việc điều trị bệnh trĩ được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn thì khi thấy có triệu chứng của bệnh cần thăm khám ngay để xác định tình trạng bệnh và phương pháp chữa bệnh phù hợp.